Thu nhập nghề Digital được đánh giá cao hơn nghề cùng ngành, theo thống kê mới nhất từ hơn 870 việc làm tại JobsGO năm 2022, Digital Marketer lương trung bình đạt 11.000.000 VNĐ/tháng, cao hơn có thể đạt 17.000.000 VNĐ tùy theo kinh nghiệm và công việc đảm nhận.
MỤC LỤC
1. Mức lương của ngành Digital Marketing hiện nay
Ngành Digital Marketing tại Việt Nam đang “nóng” trên thị trường hơn bao giờ hết với mức lương của ngành đang dao động từ 12.200.000 VNĐ đến 34.200.000 VNĐ theo chia sẻ từ khảo sát của Salaryexplorer – trang web so sánh lương được tổng hợp thông tin từ nhà tuyển dụng và người lao động tại mỗi nước trên thế giới, kết hợp thuật toán thống kê đảm bảo cung cấp số liệu chuẩn xác.
Trên thế giới, mức lương trung bình của ngành có thể lên đến $60.000 tương đương 1.410.000.000 VNĐ. Tùy theo cấp bậc, lĩnh vực sẽ có sự thay đổi tăng cao hơn về lương.
1.1. Mức lương Digital Marketing theo cấp bậc công việc
Trong ngành Digital Marketing, mức lương sẽ được phân theo cấp bậc vị trí và dao động trong khoảng từ 5.000.000 – 100.000.000 VNĐ mỗi tháng.
- Sinh viên mới ra trường: Những bạn Fresher đa phần chưa có kinh nghiệm, thường có mức lương ban đầu khoảng từ 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ và có thể tăng lên khi đạt mục tiêu KPIs theo chính sách của doanh nghiệp. Nếu ứng viên sở hữu nền tảng học thuật và kinh nghiệm thực tế tốt, mức lương khởi điểm có thể từ 7.000.000 – 9.000.000 VNĐ.
- Nhân viên Digital Marketing: Nhân viên trong ngành Digital Marketing lương từ 9.000.000 – 13.000.000 VNĐ. Căn cứ trên năng lực triển khai kế hoạch và kỹ năng chuyên môn mà nhân viên có sự phân hóa về mức lương phù hợp, tiềm năng về lương có thể đạt đến 30.000.000 VNĐ/ tháng.
- Trưởng nhóm Digital Marketing: Trưởng nhóm Digital Marketing với các trách nhiệm quản lý, xúc tiến công việc của đội nhóm và đảm bảo tiến độ triển khai công việc. Mức lương cho vị trí này dao động từ 12.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ và khả năng đạt tới 40.000.000 VNĐ/tháng.
- Cấp quản lý Digital Marketing: Vị trí quản lý tầm trung (Junior) có mức lương khoảng 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ, một số doanh nghiệp tích hợp vị trí này cùng vị trí trưởng phòng hoặc trưởng nhóm để tối ưu hóa mô hình nhân sự. Với vị trí quản lý cấp cao (Senior) như Giám đốc Digital Marketing sẽ có mức lương trung bình từ 30.000.000 VNĐ trở lên. Nếu người quản lý có hồ sơ năng lực tốt, mức lương dự kiến khoảng từ 50.000.000 – 100.000.000 VNĐ/tháng
Bạn Khang cựu học viên IDM hiện đang làm Digital Marketing tại Thế Giới Di Động và làm freelancer đang có mức lương khủng
FB https://www.facebook.com/profile.php?id=100030340808212
1.2. Mức lương Digital Marketing theo từng lĩnh vực
Phân bổ mức lương trong ngành Digital Marketing theo từng lĩnh vực phụ trách, có thể chia thành các lĩnh vực phổ biến như SEO, Content, Social Media, Performance hay E-Commerce.
- Digital Marketing: Chuyên viên Digital Marketing lương dao động tương tự cấp nhân viên kể trên, từ 9.000.000 – 13.000.000 VNĐ. Một số ứng viên có tiềm năng có thể đạt mức khởi điểm từ 15.000.000 – 18.000.000 VNĐ hoặc cao hơn theo thỏa thuận với doanh nghiệp.
- SEO: Nhân viên SEO có mức lương thông thường từ 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ, đỉnh điểm có thể đạt đến 20.000.000 VNĐ hoặc 30.000.000 VNĐ/tháng tùy doanh nghiệp, khối lượng công việc và mục tiêu KPIs được giao.
- Content Marketing: Lương khởi điểm cho vị trí này từ 7.000.000 VNĐ, cao hơn có thể đạt đến 20.000.000 VNĐ/tháng.
- Social Media: Chuyên viên phụ trách các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp có mức lương phổ biến từ 7.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình của vị trí này trên thị trường tuyển dụng đạt mốc 10.000.000 VNĐ/tháng với kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.
- Performance: Mức lương dao động của vị trí này ban đầu khoảng từ 8.000.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ, nếu có kinh nghiệm công tác cùng lĩnh vực có thể đạt mốc 15.000.000 VNĐ trở lên.
- E-Commerce: Lương cho các nhân sự lĩnh vực về thương mại điện tử hiện nay từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng.
2. So sánh lương của Digital Marketing với tiếp thị truyền thống
Nhìn chung trên thị trường, Digital Marketing hay Marketing truyền thống đều có những ưu nhược điểm. Để chiến dịch tiếp cận khách hàng đạt được hiệu quả tốt, doanh nghiệp và Marketer bắt kịp xu hướng thay đổi của thế giới.
Với khả năng “đồng điệu” nhanh chóng cùng người tiêu dùng, Digital Marketing chiếm lợi thế lớn trong các hoạt động truyền thông. Doanh nghiệp có thể tiến hành các chiến dịch trên đa dạng nền tảng, phong cách và dẫn đầu xu hướng nhờ vào triển khai Digital Marketing.
Nhằm thực hiện được những việc kể trên, nhân sự trong ngành Digital Marketing cần trang bị và sở hữu cho bản thân nhiều kỹ năng chuyên môn. Với yêu cầu ngày càng tăng cao trong mỗi vị trí công việc của ngành, mức lương trung bình của Digital Marketing cũng cao hơn so với Marketing truyền thống.
3. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của ngành
Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương trong ngành Digital Marketing sẽ giúp bạn chủ động hơn trong lộ trình công việc và tăng mức thu nhập theo mong muốn. Mức độ ảnh hưởng được chia thành yếu tố chủ quan về khả năng của bản thân và yếu tố khách quan về biến động của ngành.
3.1. Yếu tố chủ quan
Đầu tiên chính là yếu tố chủ quan, thuộc về phạm trù nhìn nhận vấn đề trên góc độ của ứng viên. Nắm bắt thông tin này sẽ giúp ứng viên hiểu các cơ hội phát triển bản thân nhằm đạt kết quả tốt nhất khi tìm hiểu về công việc Digital Marketing.
- Trình độ kỹ năng của từng cá nhân: Nhiều doanh nghiệp hiện nay ban hành chính sách “thu hút nhân tài” với mức lương hấp dẫn để sở hữu nhân sự với nền tảng kiến thức vững chắc và tư duy nhạy bén trong công việc.
- Khối lượng công việc đảm nhận: Mức lương tốt hơn sẽ đến với ứng viên có khả năng đáp ứng nhiều công việc có liên quan.
- Hiệu suất làm việc: Khi hiệu suất tăng sẽ giúp rút ngắn thời gian và thúc đẩy hiệu quả công việc. Đó là lý do khả năng hoàn thành công việc, xử trí các vấn đề đúng hạn hoặc vượt KPIs được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương của bạn.
- Kinh nghiệm làm việc: Từ biểu đồ tăng trưởng lương Digital Marketing, kinh nghiệm làm việc có thể tác động từ 6% – 26% đến mức lương. Thông thường yêu cầu cho các vị trí nhân viên cấp thấp là <1 năm kinh nghiệm hoặc không cần kinh nghiệm. Với các vị trí cao hơn như quản lý, giám đốc thì kinh nghiệm cần thiết đa phần phải trên 3 năm hoặc >10 năm
3.2. Yếu tố khách quan
Bên cạnh những yếu tố chủ quan, một số yếu tố khách quan tác động đến những biến số bên ngoài như: doanh nghiệp, tốc độ phát triển, mức cạnh tranh trong ngành… Hãy cùng SEONGON đánh giá chi tiết 3 yếu tố bên dưới để hiểu hơn về biến động của mức lương trong ngành Digital Marketing.
- Công ty làm việc: Tùy thuộc định hướng phát triển và quy mô vốn của doanh nghiệp mà công ty sẽ có khung lương dựa trên sơ đồ nhân sự cho các vị trí. Điển hình như trường hợp công ty vừa khởi nghiệp khả năng chi trả lương có thể sẽ khiêm tốn hơn công ty có vốn đầu tư lớn trên cùng một vị trí.
- Tốc độ phát triển của ngành: Sự chuyển dịch không ngừng của thị trường và tốc độ tăng trưởng của ngành Digital Marketing có tiềm lực vô hạn, đòi hỏi nhân sự cần phát triển, tăng hiệu quả công việc sánh ngang với tốc độ của ngành.
- Mức độ cạnh tranh trong ngành: Một số vị trí như Content Marketing, SEO Content, Digital Executive,… có mức cạnh tranh cao nên mức lương thị trường đang dao động ở mức 7.000.0000 VNĐ. Tuy nhiên, các vị trí mới như Performance, E-commerce,… lại đang có mức lương nhỉnh hơn vì lượng ứng viên còn thấp.
4. Làm sao để tăng thu nhập trong ngành Digital Marketing?
Nhiều ý kiến cho rằng nghề Marketing chỉ có mức thu nhập “hạn hẹp” trong khung 7.000.000 – 8.000.000 VNĐ dù hoạt động suốt vài năm. Điều này sẽ xảy ra khi bạn luôn giậm chân tại chỗ, không nỗ lực phát triển năng lực của bản thân. Vậy nếu bạn muốn tăng thu nhập và tiến xa hơn trong ngành, hãy 5 điều dưới đây thành kim chỉ nam trong chặng đường sự nghiệp.
4.1. Kiên trì và nắm bắt cơ hội thăng tiến
Doanh nghiệp thông thường đều có lộ trình nhân sự cho mỗi bộ phận, đặc biệt với Digital Marketing, nắm bắt được định hướng thăng tiến và trang bị tư duy cầu tiến sẽ giúp nhân sự có động lực nhanh chóng đạt các tiêu chuẩn được yêu cầu, tiến xa hơn trong lộ trình công việc.
Vậy các phân cấp để tăng tiến trong ngành Digital Marketing là gì và lộ trình phát triển ra sao sẽ được giới thiệu trong phần dưới đây:
- Cấp độ nhân viên thực thi: Tập trung rèn luyện kỹ năng chuyên môn, thực hiện tốt công việc được giao phó và phát triển tư duy quản lý để có cơ hội mở rộng kiến thức, tăng lương.
- Cấp độ nhân viên quản lý cấp thấp: Tương tự như một Leader của nhóm, phụ trách quản lý, giải quyết vấn đề và hỗ trợ thực thi với mức thu nhập nhỉnh hơn.
- Cấp độ nhân viên quản lý cấp trung: Tập trung lên kế hoạch phát triển dựa trên chiến lược từ quản lý cấp cao, đòi hỏi về kinh nghiệm và tư duy quản lý cao.
- Cấp độ nhân viên quản lý cấp cao: Yêu cầu cao về kinh nghiệm, tư duy lẫn sự thấu hiểu doanh nghiệp. Cần có tầm nhìn rộng, lập chiến lược phát triển, tối ưu ngân sách và mang lại hiệu quả thiết thực.
4.2. Nhận thêm việc làm trong khả năng
Trong Digital Marketing, một số kỹ năng dễ học và giúp các Marketer tăng thu nhập như: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thiết kế hình ảnh, content… Các kỹ năng đó có thể tạo nguồn thu nhập phụ khi nhân sự nhận thêm việc làm trong khả năng. Có 2 góc độ khi quyết định nhận thêm việc:
- Nhận thêm việc tại công ty: Tại một số doanh nghiệp có các đầu việc chưa bổ nhiệm nhân sự chính thức và nếu nhận sự trong công ty có kỹ năng thực hiện sẽ có thể đăng ký làm với mức thu nhập tính theo từng đầu việc hoặc theo tháng. Trung bình thu nhập tăng thêm có thể từ 1.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ sau khi hoàn thành.
- Nhận thêm việc bên ngoài (Freelancer): Ngày nay, công việc ngoài giờ của dân Marketing vô cùng đa dạng, dễ dàng tìm trên hội nhóm hoặc Website tuyển dụng. Với mức thu nhập trong khoảng từ 2.000.000 VNĐ – 7.000.000 VNĐ mỗi tháng tùy theo khối lượng công việc và kỹ năng của Marketer.
4.3. Trau dồi kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Để trau dồi kiến thức tốt nhất, bạn có thể tìm kiếm và lựa chọn tham gia các khóa học nhận chứng chỉ với khoá học Digital Marketing full-stack tại IDM. Sở hữu chứng chỉ về Digital Marketing quốc tế cho thấy sự đào tạo bài bản, kiến thức chuyên ngành tốt, giúp bạn trở nên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng hoặc doanh nghiệp trên thị trường trong và cả ngoài nước.
- Bên cạnh đó, tham gia một số khóa học về Digital Marketing ngắn hạn hoặc miễn phí được tổ chức bởi các công ty hàng đầu trong ngành là một lựa chọn hấp dẫn. Có thể giúp bạn hiểu hơn về ngành hoặc công việc cụ thể để có thay đổi thích hợp, góp phần củng cố kiến thức và tăng thu nhập.
4.4. Thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn
- Buổi phỏng vấn là cơ hội cho mỗi ứng viên “phô bày” mọi khả năng, kinh nghiệm, tư duy về công việc nhằm khẳng định với nhà tuyển dụng về năng lực của bạn. Việc thể hiện sự chỉn chu, kiến thức chuyên môn chuyên sâu cùng phong thái tự tin khi trả lời phỏng vấn sẽ biến bạn trở thành ứng viên sáng giá nhất.
- Điều này sẽ hỗ trợ ứng viên dễ dàng thỏa thuận được mức lương như ý hoặc được gợi ý một mức lương hấp dẫn, phù hợp với năng lực của mình.
4.5. Lựa chọn công ty tốt
- Trên tất cả, công ty có định hướng phát triển bền vững, chính sách lao động rõ ràng và biểu đồ thăng tiến là lựa chọn tuyệt vời cho mọi ứng viên. Được đảm bảo các phúc lợi về lao động giúp nhân viên an tâm làm việc, đồng hành lâu dài, tăng năng suất hoạt động.
- Song song đó, sự phồn vinh của một doanh nghiệp có mối tương quan mật thiết theo tỉ lệ thuận với người lao động. Vì thế, khi nhân viên có thể cống hiến hết mình, giúp doanh nghiệp tạo nên “trái ngọt” thì chính nhân viên cũng được tăng thu nhập đáng kể theo hiệu quả công việc hoặc thâm niên làm việc.
Với tốc độ phát triển của ngành Digital Marketing và thị trường sôi động ngày nay, ngành Digital Marketing với mức lương và thu nhập có khả năng tăng trưởng cao hơn. Bắt tay học việc tại thời điểm hiện tại để xây dựng cơ hội thăng tiến là sự lựa chọn tuyệt hảo cho công việc của bạn.